Mình thấy rất nhiều bạn cầm quyển sách Grammar in Use, hoặc một cuốn grammar bất kỳ, cày từ đầu đến cuối. Mình nghĩ là cũng tốt thôi, có điều là bạn nào học nhiều sẽ để ý đến khả năng áp dụng nhiều mảng kiến thức trong cuốn này vào IELTS là khá thấp. Nhiều kiến thức thậm chí trong thực tế cũng không dùng thường xuyên. Có lẽ đa phần mình thấy các kiến thức ngữ pháp khó trong các bài kiểm tra tiếng Anh ở trường mà thôi. Trong khi đó, ngoài ngữ pháp, chúng ta có quá nhiều thứ để chuẩn bị cho IELTS. (Từ vựng, phát âm, cách làm bài, v.v…)
Điển hình là phần VERB TENSE: Mặc dù sử dụng tiếng Anh thường xuyên và cũng tiếp xúc với người bản địa v.v… bản thân mình cũng không nhớ lần cuối mình nghe thấy người bản địa dùng các thì đại loại như Quá khứ hoàn thành tiếp diễn hay tương lai hoàn thành là bao giờ. Chắc ít nhất 1 năm. Vậy theo bạn thì những cái gì mà 1 năm không sử dụng thì nên làm gì? Nên tạm bỏ ra khỏi đầu cho đỡ nặng đầu, lúc quên thì mở sách ra xem lại.
Rồi còn rất nhiều mảng kiến thức khác…. NHIỀU, RẤT NHIỀU!!!
Thay vào việc cắm đầu vào ngữ pháp theo kiểu vòng lặp: HỌC NGỮ PHÁP NHIỀU -> KHÔNG SỬ DỤNG rồi lại HỌC NGỮ PHÁP NÂNG CAO v.v…-> KHÔNG SỬ DỤNG
===> rất lãng phí
thì nên HỌC NGỮ PHÁP ÍT -> CHỊU KHÓ ÁP DỤNG NHIỀU -> NHỚ LÂU, ví dụ như viết câu, viết 1 bài luận. Vừa viết vừa giở sách tra lại phần mà mình chưa chắc. Rất nhiều phần . Nếu có người chữa bài thì càng tốt, chỉ việc tập trung vào những mảng kiến thức mà mình yếu là được. Nếu có thời gian thì mới đọc thêm. Trừ khi bạn cần 1 số điểm rất cao mới cần nghiên cứu ngữ pháp chuyên sâu.
Một tài liệu có tổng kết các phần ngữ pháp cần thiết cho IELTS mà mình rất thích lại là 1 cuốn sách không chuyên về ngữ pháp: COMPLETE IELTS. Mọi người có thể xem phần cuối sách, chắc chắn sẽ thấy học được nhiều-thứ-có-thể-dùng-được-ngay, thay vì nhiều-thứ-không-mấy-khi-dùng như trong Grammar in use.
Bên cạnh đó thì đọc essay của Simon và phân tích cấu trúc ngữ pháp cũng là một cách rất hay để thấy từng hiện tượng ngữ pháp, từ đơn giản đến phức tạp, được vận dụng một cách linh hoạt trong từng văn cảnh thế nào.
Chúc nhiều bạn không còn loay hoay với phần ngữ pháp khi học IELTS và tiếng Anh nói chung nữa.
Đinh Thắng